Mì ăn liền chứa nhiều trans fat, sử dụng dầu cũ khi chiên, gói gia vị không an toàn… Tuy nhiên, đây chỉ là những hiểu lầm mà các fan mì gói phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi “đổ oan” cho món ăn quen thuộc này!
Mì ăn liền chứa nhiều chất béo chuyển hóa trans fat
Trans fat nghe có vẻ lạ tai nhưng thực ra chính là 1 dạng chất béo không bão hòa, thường phát sinh trong quá trình xử lý dầu thực vật ở nhiệt độ cao. Trong tự nhiên, trans fat đôi khi cũng xuất hiện ở thịt, sữa và chế phẩm từ sữa. Và nếu là 1 fan của mì gói, chắc chắn bạn từng nghe đâu đó cho rằng, mì ăn liền có lượng trans fat vượt tiêu chuẩn nên không tốt cho sức khỏe.
Thực tế là, một số nhà sản xuất mì ăn liền uy tín đã kiểm soát chất béo chuyển hóa trong thực phẩm, tiến đến “0g trans fat”.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, để kiểm soát trans fat trong mì ăn liền, các nhà sản xuất sử dụng nguồn dầu chiên là dầu thực vật dạng rắn, được sản xuất bằng phương pháp làm lạnh gián tiếp với nước lạnh. Ưu điểm của dầu cọ ở dạng rắn là chứa rất ít trans fat nên giúp cho sản phẩm mì ăn liền tránh bị nhiễm trans fat. Đồng thời loại dầu này cũng không bị biến chất khi chiên để sản phẩm hạn chế tối đa việc bị oxy hóa khi tiếp xúc không khí.
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình chiên, dầu luôn được duy trì nhiệt độ ổn định (160 – 165 độ C), đảm bảo chất lượng tươi mới. Nhờ sự tổng gộp của các yếu tố này đã giúp ngăn chặn và hạn chế tối đa việc phát sinh trans fat cho mì ăn liền, đảm bảo an toàn tới người sử dụng. Vậy là bạn có thể yên tâm thưởng thức mà không lo sợ chất béo trans fat nữa rồi đấy nhé!
Gói gia vị mì ăn liền không an toàn
Lại thêm 1 “giai thoại truyền miệng” khác về mì ăn liền đó lá gói gia vị không an toàn bởi gói súp thì toàn bột ngọt, gói dầu thì chứa dầu cũ… Trên thực tế thì, bột súp trong mì ăn liền được sản xuất bằng phương pháp nấu cô đặc các loại nguyên liệu như: xương bò/heo/gà, các loại hải sản như tôm, cá, sò… hòa quyện cùng các loại gia vị như muối, đường, nước tương, nước mắm, tiêu, ớt… Trong đó, hàm lượng bột ngọt được tính toán đạt chuẩn, theo đúng quy định của luật an toàn thực phẩm.
Chia sẻ quan điểm về bột ngọt trong mì, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định, bột ngọt là muối sodium của axit glutamic, một trong hơn 20 loại acid amin kiến tạo protein trong cơ thể, có sẵn trong thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, sữa và cũng được các Viện nghiên cứu thế giới cho ra kết quả an toàn khi sử dụng.
Còn liên quan tới gói dầu sa tế vốn rất hấp dẫn thì được nấu từ dầu tinh luyện với các loại rau củ tươi như hành tím, ngò om, ớt… Đây là quá trình trích ly các tinh chất, mùi hương tự nhiên trong các nguyên liệu tươi để tạo nên hương vị thơm ngon nhất, đặc trưng cho từng sản phẩm.
Gói dầu này cũng được các nhà sản xuất uy tín nghiên cứu một cách phù hợp, tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Đồng thời, hàm lượng chất béo chứa trong gói dầu cũng như vắt mì đã được ghi rõ trên bao bì, người tiêu dùng có thể yên tâm lựa chọn bổ sung chất béo nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng cơ thể.
Mì ăn liền sử dụng dầu cũ khi chiên
Phải công nhận những sợi mì vàng sậm trông thật ngon mắt, phải không nào? Nhưng đôi khi, sắc màu óng ả này lại khiến các bạn lo ngại khi ăn vì cho rằng đó là kết quả của những lần chiên tới chiên lui bằng dầu ăn… xài lại.
Đây lại là 1 lầm tưởng tai hại nữa về mì ăn liền! Trên thực tế, nhiều thương hiệu đã phát triển công nghệ chiên mì bằng hệ thống tự động, khép kín kiểm soát chặt chẽ chất lượng dầu chiên. PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết: “Mỗi lượt mì đi qua chảo chiên chỉ mất khoảng 2,5 phút và làm hao hụt một lượng dầu nhất định. Do đó, dầu mới sẽ được bổ sung một cách đều đặn, liên tục thông qua hệ thống định lượng tự động. Đồng thời, dầu luôn được kiểm soát chỉ số oxy hóa theo TCVN và Codex để đảm bảo nằm trong giới hạn chất lượng cho phép (≤ 2mg KOH/gram dầu).
BS Trần Văn Ký – Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam cũng cho biết thêm: “Dầu chiên mì theo công nghệ mới được làm nóng gián tiếp bằng hơi nóng rồi mới được dẫn vào chảo chiên bằng đường ống kín chứ không phải sôi sùng sục trên bếp như nhiều người tưởng tượng”.
Tức là đã đến lúc “ném” ngay suy nghĩ ngộ nhận về dầu chiên vào xó rồi đấy nhỉ? Bạn đã thấy thoải mái hơn hẳn khi thưởng thức 1 bát mì vàng bắt mắt chưa nào?
Mì có màu vàng là do chứa nhiều phẩm màu
Đồng ý là mì không dùng dầu chiên nhiều lần nhưng rốt cuộc màu vàng óng ả đẹp mắt ấy từ đâu ra nhỉ? Bật mí nhé, “làn da” vàng hấp dẫn của mì có được là do chiết xuất nghệ tươi phối hợp cùng các loại gia vị, tẩm ướp thêm nước cốt gà giàu dưỡng chất đấy. Nghĩa là bạn chẳng cần phải trụng mì trước khi ăn đâu nhé, thưởng thức ngay và luôn thôi!
Nguồn: Kenh 14